Phục hồi và sửa chữa vá vết rách trên da với Heavy Filler

Hướng dẫn này sẽ chỉ bạn cách sửa chữa vá vết rách trên da. Quy trình tương tự áp dụng để sửa chữa vết rách cho tất cả các loại da: đồ nội thất, nội thất ô tô, quần áo và tất cả các đồ da khác.

Torn Leather Đây là hình vết rách trên ghế sofa. Để sửa chữa bạn cần những sản phẩm bên dưới.Sản phẩm yêu cầu
Leather Repair Kit – Để sửa vết rách.Leather Touch Up Kit hoặc Leather Colourant Kit – tùy thuộc vào diện tích vùng cần sửa chữa.
Torn Leather 2 Vết rách mà chúng ta đang sửa khá lớn, và có những vết nứt xung quanh, vì vậy chúng ta phải sử dụng Leather colourant kit để phục hồi màu da sau đó. Lý do bởi vì có một vùng lớn cần được phục hồi, chứ không chỉ là nhuộm màu ở chỗ vết rách, trong trường hợp đó chúng ta sẽ cần sử dụng Leather touch up kit.
Torn Leather Getting Trimmed Vì vậy, như đã chỉ trong hình trên. Chúng ta sử dụng prep để chuẩn bị và sử dụng Alcohol để làm sạch vết rách và vùng xung quanh. Việc này giúp làm sạch bề mặt và làm cho màu (sẽ thực hiện sau) bám dính vào da tốt hơn. Trong hình này, chúng tôi sử dụng dao mổ để tỉa đi những chỗ sờn của mép vết rách làm cho mép sạch gọn hơn và việc sửa chữa sẽ nhanh hơn.
Torn Leather Trimmed Hình này cho thấy vết rách sau khi được cắt tỉa gọn gàng. Nếu so sánh hai mép, bạn có thể thấy trước khi cắt, nó dựng lên như hình chiếc môi. Bằng việc cắt tỉa, bề mặt trở nên phẳng, điều này rất quan trọng đối với việc lấp đầu vết lỗi – không tỉa gọn đi việc sửa chữa sẽ khó hơn.
Inserting the backing cloth Sử dụng cái nhíp và miếng vải bạc có trong bộ Leather repair kit. Chèn miếng vải vào phía sau vết rách.
Sticking the cloth down Ngay khi đặt miếng vải nằm phía sau da, sử dụng vật nhọn nhỏ cho keo dán Leather Glue vào mặt bên dưới của da. Chủ yếu, cho keo vào giữa miếng vải và da. Ấn da ép vào miếng vải ngay khi cho keo vào mép da và đợi khô. Miếng vải dán này giúp cố định ma tít vá và giữ cho vết vá được bền chắc
Sticking the cloth down Bước tiếp theo là trát Heavy filler vào vết rách. Nó sẽ lấp đầy lỗ hổng trên bề mặt da, làm cho da bằng phẳng với mặt da. Filler được trét từng đợt với từng lớp mỏng. Lưu ý nếu trát dày, Heavy Filler sẽ rất lâu khô và gây tốn nhiều thời gian sửa chữa.
Sticking the cloth down Thực hiện một lớp mỏng trước và sau đó sấy khô bằng máy sấy tóc trong vài phút. Lặp lại quá trình trên cho tới khi lổ hỏng được lấp đầy 3/4. Sau đó lấp lớp sau cùng và làm phẳng bề mặt với dao trộn màu để làm bằng da. Để việc sửa chữa được hoàn hảo bạn có thể sử dụng Grain Repair để tạo vân trên bề mặt da bị mất.
Sticking the cloth down Trên hình này chúng tôi đang đánh lớp màu nền. Việc đầu tiên để làm là phủ lớp màu thứ 2 hoặc thứ 3, chỉ trên lớp filler để màu trở nên mờ hoàn toàn. Sau đó đánh màu lên vùng xung quanh rộng hơn để giúp màu hòa hợp nhau hơn. Da này có 2 tông màu vì vậy màu nền được thực hiện trước và sau đó là lớp màu phủ bên ngoài tiếp theo.
Sticking the cloth down Hình này cho bạn thấy vết rách với lớp màu nền được phủ lên trên. Khi phủ màu nền, một vài vết nứt hiện lên, nó sẽ được lấp đầy lại với heavy filler. Lau đi lớp filler thừa trên da bằng dao trộn màu. Đợi 5 phút và sau đó nhẹ nhàng chà nhám làm nhẵn mịn bề mặt bằng cách sử dụng giấy nhám 1200.
Sticking the cloth down Như đã đề cập ở trên, da này là dạng hai tông màu, mà nó có màu cơ sở là màu nhẹ, với một màu tối hơn được nhuộm trên bề mặt. Vì vậy chúng tôi phun lớp màu bên ngoài lên trên lớp màu cơ sở  để hòa trộn màu cho đúng. Da sau đó được phủ lớp hoàn thiện để giúp bền chắc, kéo dài tuổi thọ và ẩn đi dấu vết sửa chữa.
Close up, tear fixed in leather Đây là hình cận cảnh của vết rách sau khi được sửa chữa. Bạn có thể thấy bằng cách sử dụng đúng sản phẩm, dành một chút thời gian và hoàn thành thật tốt công việc, bạn có thể khá dễ dàng để sửa chữa cho da một cách như ý.

Bình luận của bạn

Your email address will not be published. Required fields are marked *